top of page

LEMON SQUEEZY

Arts, Crafts & Motherhood

Tìm kiếm

Retinol và niacinamide là hai hoạt chất được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn hoặc chống lão hóa da. Việc retinol kết hợp với niacinamide có thể mang lại nhiều lợi ích cho da. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả cao nhất và tránh gây kích ứng bạn cần biết cách phối hợp chúng với nhau. Nếu bạn đang muốn đưa 2 hoạt chất này vào chu trình chăm sóc da hằng ngày thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

Tác dụng của retinol và niacinamide

Retinol là một dạng dẫn xuất tự nhiên của vitamin A, đã được chứng minh lợi ích trong việc trẻ hóa da và giảm tiết bã nhờn. Retinol kích thích sản xuất collagen và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Retinol còn có khả năng làm giảm nếp nhăn và tăng cường sự đồng đều màu da nên được phối hợp trong điều trị thâm nám. Không chỉ dừng lại ở đó, retinol còn giúp làm giảm tiết bã nhờn nên có hiệu quả trên làn da mụn.


Niacinamide hay còn gọi là nicotinamide, là một dẫn xuất vitamin B3 (niacin). Niacinamide có tác dụng ổn định chức năng hàng rào biểu bì, giảm sự mất nước qua da và cải thiện độ ẩm của lớp sừng trên da mà không làm tăng cảm giác nhờn rít. Niacinamide còn giúp giảm tiết bã nhờn, khi sử dụng lâu dài có thể thu nhỏ lỗ chân lông giảm tình trạng mụn đầu đen.

Lợi ích khi kết hợp retinol và niacinamide


  • Cải thiện sự đàn hồi của da: retinol giúp kích thích sản xuất collagen, làm tăng độ đàn hồi của da, trong khi niacinamide cũng có khả năng cải thiện cấu trúc của làn da và giảm sự mất nước của biểu bì.

  • Giảm nếp nhăn và tăng sự đồng đều màu da: retinol có thể giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và tăng cường tái tạo tế bào da, trong khi niacinamide giúp ức chế tế bào hắc sắc tố cải thiện vết thâm, nám và làm sáng da.

  • Kiểm soát dầu và làm giảm mụn: niacinamide có thể giúp giảm sản xuất dầu trên da nên giảm nguy cơ mụn trứng cá, trong khi đó retinol giúp tiêu sừng, làm sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn.

Kết hợp niacinamide và retinol như thế nào?

Khi sử dụng retinol và niacinamide, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho da:

Nên bắt đầu từ từ

Retinol nên bắt đầu với nồng độ thấp (0.025% – 0.05%) và sử dụng cách ngày để da làm quen. Sau đó, có thể tăng dần tần suất và nồng độ khi da đã thích nghi.

Niacinamide thường ít tác dụng phụ hơn retinol, có thể sử dụng nồng độ 2% – 5% ngay từ đầu.

Chọn đúng thời điểm sử dụng trong ngày

Retinol dễ khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, do đó, chỉ nên sử dụng vào buổi tối.

Niacinamide ổn định hơn retinol và có thể sử dụng vào cả buổi sáng và tối.

Thứ tự sử dụng như thế nào?

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc khuôn mặt được thoa trước bằng kem dưỡng ẩm có chứa niacinamide có thể làm giảm tác dụng phụ gây kích ứng của việc sử dụng retinol.

Những người tham gia thoa kem dưỡng ẩm có chứa niacinamide lên một nửa khuôn mặt và một loại kem dưỡng ẩm thông thường cho nửa còn lại trong 2 tuần. Phần mặt của họ được điều trị trước bằng niacinamide dung nạp tốt hơn khi điều trị bằng retinoid. Do đó trong quy trình chăm sóc da, được khuyến khích thoa trước một lớp niacinamide trước khi thoa retinol.


Kết hợp niacinamide và retinol là một phương pháp chăm sóc da hiệu quả và an toàn, đem lại nhiều lợi ích như giảm nếp nhăn, làm sáng da, tăng độ đàn hồi, căng mịn cho làn da và kiểm soát mụn một cách đáng kể mà không gây kích ứng. Tuy nhiên trong số ít trường hợp nếu bạn cảm thấy hiệu quả chưa thực sự như mong muốn hoặc vẫn xuất hiện tác dụng phụ thì nên tham khảo Bác sĩ Da liễu để được điều chỉnh phác đồ chăm sóc da phù hợp.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.

0 lượt xem0 bình luận

Mụn là tình trạng da liễu phổ biến, thường để lại di chứng như sẹo lồi, sẹo lõm, thâm đen và thâm đỏ. Thâm đỏ, dù ít được chú ý hơn thâm đen, cũng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của cả nam và nữ. Vậy nguyên nhân gây thâm đỏ sau mụn là gì và làm sao để điều trị da đỏ sau mụn hiệu quả? Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu trong bài viết sau.

Nguyên nhân hình thành thâm đỏ

Thâm đỏ (post-inflammatory erythema – PIE) là những nốt hồng, đỏ hoặc tím còn sót lại trên da sau mụn, thường gặp ở những người có làn da sáng màu (loại 1 – 3 theo bảng phân loại da Fitzpatrick). Người châu Á, đặc biệt người Việt Nam, có da phân loại từ 3 – 4 nên dễ bị cả thâm đỏ và thâm đen.

Cách điều trị thâm đỏ

Thâm đỏ, giống như thâm đen, có thể tự mờ dần theo thời gian tùy thuộc vào tình trạng và khả năng phục hồi của da. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, da không đều màu có thể khiến bạn tự ti và ngại giao tiếp. Vì vậy, mục đích của việc điều trị thâm đỏ là cải thiện tình trạng này nhanh chóng bằng các phương pháp sau:

Dùng cấp ẩm, phục hồi cho làn da

Da thâm đỏ rất yếu và nhạy cảm, do đó, bảo vệ da là bước quan trọng nhất. Sử dụng kem chống nắng, viên uống chống nắng, khẩu trang, nón, và áo khoác khi ra ngoài để hạn chế tia UV tác động lên da, giúp da dễ lành và giảm tình trạng tăng sinh mạch máu.

Bên cạnh việc bảo vệ, cung cấp dưỡng ẩm và phục hồi da là cần thiết. Sử dụng serum, mặt nạ, và kem dưỡng chứa các hoạt chất như:

  • HA (acid hyaluronic): là thành phần chính của cấu trúc da, giúp duy trì làn da luôn căng bóng, mịn màng. Đặc biệt, acid hyaluronic còn có khả năng phục hồi vết thương nhờ khả năng liên kết các phân tử nước và giữ nước tốt, làm dịu những làn da nhạy cảm, đang bị kích ứng.

  • B5 hay còn gọi acid pantothenic: B5 giúp sản sinh ra enzyme gọi là coenzym A (CoA). CoA phá hủy acid béo và triglyceride trong cơ thể, giảm sự hoạt động bã nhờn từ đó ngăn ngừa mụn. Ngoài ra, B5 còn thúc đẩy sự phát triển của elastin, glycan, collagen giúp chữa lành vết thương cho làn da.

  • Peptide: là các đoạn protein được hình thành từ nhiều loại amino acid, liên kết với nhau bởi liên kết peptide.


Sử dụng sản phẩm chứa các hoạt chất giảm thâm đỏ hiệu quả

Ngoài các hoạt chất dưỡng ẩm và phục hồi da như đã kể trên, một số hoạt chất có thể giúp giảm thâm đỏ hiệu quả như niacinamide, acid tranexamic và acid azelaic. Ba hoạt chất này đều có tác dụng giảm thâm và giảm viêm nhẹ, phù hợp cho da nhạy cảm và yếu.

  • Niacinamide: là thành phần đa năng, vừa trị mụn, làm sáng da, kháng viêm, kiềm dầu và thông thoáng lỗ chân lông mà không gây kích ứng, là lựa chọn an toàn để điều trị thâm đỏ vì không gây kích ứng da.

  • Acid azelaic: đây thật sự là một lựa chọn không thể bỏ qua khi gặp các vấn đề thâm hay rối loạn sắc tố da. Ngoài khả năng ức chế tyrosinase để làm giảm thâm đen, acid này còn hoạt động như một chất chống viêm giúp cải thiện tình trạng thâm đỏ. 


Một số lưu ý khi điều trị thâm đỏ

Khi điều trị thâm đỏ, dù sử dụng các biện pháp như bôi tại chỗ các hợp chất kể trên hay điều trị theo các liệu trình tại Phòng khám Da liễu, có một số điều cần lưu ý như sau:

  • Kiên trì: đây là lưu ý không riêng gì khi điều trị thâm đỏ mà dành chung cho các trường hợp điều trị mụn. Thâm đỏ không thể hết ngay lập tức mà cần ít nhất 3 tháng để cải thiện. Kể cả khi sử dụng IPL hay PDL, cũng cần một số lần điều trị để thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Điều trị sớm: cũng như những tình trạng thâm đen, sẹo lõm và sẹo lồi, thâm đỏ cũng cần điều trị sớm để tránh những chuyển biến xấu đến làn da.

Da thâm đỏ là dấu hiệu cho thấy da đang bị tổn thương và tăng sinh mạch máu. Việc điều trị sớm bằng các liệu trình chuyên sâu như laser hay IPL tại các cơ sở da liễu, kết hợp với chăm sóc da tại nhà là rất cần thiết. Hy vọng qua bài viết này, Doctor Acnes đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng thâm đỏ sau mụn cũng như các phương pháp điều trị và chăm sóc da chuẩn y khoa. Chúc bạn kiên trì và sớm có được làn da như mong muốn!

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.

0 lượt xem0 bình luận

Kem dưỡng ẩm là người bạn đồng hành không thể thiếu cho làn da khô, nhưng với nền da mụn có nhiều dầu thừa thì kem dưỡng ẩm có cần thiết không? Hãy cùng BSCKI. Nguyễn Duy Mỹ Ngọc trả lời câu hỏi da mụn có nên bôi kem dưỡng ẩm trong bài viết sau đây.

Vậy da mụn có nên dùng kem dưỡng ẩm không?

Câu trả lời là có. Kem dưỡng ẩm là sản phẩm không thể thiếu trong chu trình skincare cho da mụn vì những lý do sau:

  • Phục hồi hàng rào bảo vệ da: da mụn thường có hàng rào bảo vệ bị tổn thương. Kem dưỡng ẩm giúp phục hồi chức năng này, chuẩn bị da cho quá trình điều trị và bảo vệ da khỏi tổn thương có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

  • Kiểm soát dầu thừa: da mụn vốn được biết đến là làn da với nhiều dầu thừa, khi da được dưỡng ẩm đầy đủ, sự tiết dầu quá mức sẽ giảm, từ đó giảm hình thành nhân mụn mới.

  • Giảm tác dụng phụ của thuốc trị mụn: những hoạt chất đặc trị bôi ngoài da như AHA nồng độ cao, BHA, benzoyl peroxide, tretinoin, kháng sinh dùng ngoài trong chế phẩm chứa cồn hay dùng đường uống như isotretinoin đều có tác dụng tẩy tế bào chết, đẩy nhân mụn, kèm theo đó là tác dụng phụ gây khô, bong tróc da. Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp giảm tác dụng phụ này, làm dịu da và giữ ẩm, từ đó giúp tuân thủ liệu trình điều trị tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Những tiêu chí lựa chọn kem dưỡng ẩm nào cho da mụn?

Để đáp ứng được yêu cầu cấp ẩm cho da, không sinh nhân mụn mới và không gây tác động xấu lên làn da mụn đang bị tổn thương, kem dưỡng ẩm cho da mụn cần có những đặc tính sau:

  • Không chứa hương liệu vì có thể gây kích ứng.

  • Không chứa cồn gây khô da.

  • Được dán nhãn “oil-free” nghĩa là không chứa dầu khoáng và dầu thực vật gây bít tắc lỗ chân lông và sinh nhân mụn mới.

  • Không chứa paraben vì chất này gây bít tắc lỗ chân lông, làm tình trạng mụn nặng nề hơn.

  • Chứa thành phần khóa ẩm, làm mềm không sinh nhân mụn như dimethicone và thành phần cấp ẩm như glycerin, hyaluronic acid, lactic acid.


Gợi ý các loại kem dưỡng ẩm cho da mụn được tin dùng hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn. Dưới đây là một số kem dưỡng ẩm cho da mụn đến từ các nhà sản xuất uy tín.

Kem dưỡng ẩm BABE Stop AKN Mattifying Moisturiser

Kem dưỡng ẩm BABE Stop AKN Mattifying Moisturiser với thành phần nhiều hoạt chất cho tác động đa chiều lên làn da dầu mụn.

  • Chất kháng viêm: kẽm, chiết xuất hoa diên vĩ, niacinamide.

  • Hoạt chất trị mụn: retinyl palmitate, salicyclic acid.

  • Thành phần kềm dầu: mattifying powder, kẽm.

  • Thành phần cấp ẩm: glycerin, sorbitol.


Gel dưỡng ẩm trị mụn Hylamend

Gel dưỡng ẩm trị mụn Hylamend với 3 thành phần nổi bật trị mụn và dưỡng ẩm là:

  • Hydrogen peroxide: tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, hạn chế hình thành nhân mụn mới.

  • Sodium hyaluronate: thành phần hút nước cấp ẩm.

  • Glycine: làm dịu và phục hồi da.


Các bước dùng kem dưỡng ẩm cho da mụn

Nhìn chung, quy trình skincare cho da mụn cũng bao gồm các bước tương tự như quy trình skincare căn bản, điểm khác biệt là tất cả các sản phẩm sử dụng phải chuyên biệt cho da mụn bao gồm tẩy trang, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng dành cho da mụn.

  • Làm sạch: bước đầu tiên trong quy trình chăm dưỡng da mụn là làm sạch với tẩy trang, sữa rửa mặt dành cho da mụn.

  • Thuốc bôi trị mụn: tiếp theo, sử dụng các thuốc bôi trị mụn như retinoid, benzoyl peroxide, AHA, BHA hay kháng sinh dùng ngoài.

  • Kem dưỡng ẩm: sau khi thuốc bôi trị mụn đã thẩm thấu, thoa kem dưỡng ẩm dành cho da mụn. Lưu ý đợi vài phút cho các thuốc bôi trị mụn hấp thu hoàn toàn mới thoa kem dưỡng ẩm. Nếu sử dụng retinoid, thời gian chờ để bôi kem dưỡng ẩm có thể từ 15-30 phút. Sử dụng 2 lần/ngày sáng và tối hoặc nhiều hơn nếu ở trong môi trường khô như máy lạnh.

Kem dưỡng ẩm không chỉ giúp bảo vệ làn da mụn đang bị tổn thương mà còn giảm tiết dầu và giảm tác dụng phụ của các sản phẩm điều trị mụn. Để lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất, hãy đến tư vấn với đội ngũ Bác sĩ tại Phòng khám Doctor Acnes.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.


0 lượt xem0 bình luận
  • Black Facebook Icon
  • Black YouTube Icon
  • Black Pinterest Icon
  • Black Instagram Icon
bottom of page