top of page

LEMON SQUEEZY

Arts, Crafts & Motherhood

Tìm kiếm

Mụn nội tiết là thuật ngữ được sử dụng để chỉ loại mụn trứng cá có liên quan đến sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Mụn nội tiết có thể xảy ra ở cả nam và nữ, thường khó điều trị vì không đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị thông thường. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu chi tiết về mụn nội tiết và cách điều trị hiệu quả nhất cho loại mụn này.


Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết hay mụn trứng cá ở người trưởng thành là một loại mụn phổ biến có nguyên nhân từ tình trạng gia tăng sản xuất hormone androgen trong cơ thể. Hormone androgen kích thích tình trạng tăng tiết bã nhờn trên da kết hợp với bụi bẩn và tế bào chết làm bít tắc lỗ chân lông.

Khi tuyến bã nhờn trên da bị tắc nghẽn, vi khuẩn P. acnes có thể phát triển và gây viêm nhiễm, dẫn đến sự hình thành của các nốt mụn đỏ, mủ và sưng tấy. Mụn nội tiết có thể xuất hiện trên mặt, cổ, lưng, ngực và thường gây ra cảm giác khó chịu và mất tự tin.

Nhận biết các mức độ của mụn nội tiết

Trên lâm sàng, mụn được phân loại thành 6 mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, dựa trên số lượng, kích thước, mức độ viêm của các nốt mụn trên da. Các mức độ này bao gồm:

  • Mức độ 0: không có mụn hoặc chỉ có rất ít mụn nhỏ.

  • Mức độ 1: khó nhìn thấy từ khoảng cách 2.5 mét. Một vài mụn nhỏ và vài nốt sưng nhỏ.

  • Mức độ 2: mụn chỉ xuất hiện ở một khu vực (có thể xuất hiện trên mặt, ngực hoặc lưng), dễ nhận biết, nhiều mụn đầu đen và mụn viêm.

  • Mức độ 3: mụn xuất hiện nhiều hơn một khu vực. Nhiều mụn đầu đen và mụn viêm.

  • Mức độ 4: mụn xuất hiện ở mặt, ngực và lưng. Nhiều mụn, nhiều nốt sẩn và mụn mủ, xuất hiện một số u nang.

Cách nhận biết mụn nội tiết

Mụn nội tiết thường là mụn trứng cá khởi phát ở người lớn, xuất hiện nhiều hơn ở nam vào độ tuổi dậy thì, phụ nữ trưởng thành, tiền kinh nguyệt hoặc giai đoạn mãn kinh.

Mụn nội tiết thường ở dạng nang, nốt sâu, xuất hiện chủ yếu ở vùng cằm và xung quanh hàm, dù có thể xuất hiện ở các vùng khác trên khuôn mặt. Nó thường có đáp ứng kém với các phương pháp điều trị tại chỗ như acid salicylic hoặc benzoyl peroxide.

Ở phụ nữ trưởng thành, mụn nội tiết có thể liên quan hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) dẫn đến sản xuất nhiều hormone androgen. Hội chứng này bao gồm các biểu hiện như da dầu nhiều, mụn trứng cá, rậm lông, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, béo phì… cần được chẩn đoán xác định bằng các thông số xét nghiệm máu cụ thể.

Các giai đoạn dễ mắc bệnh mụn nội tiết

Mụn nội tiết thường xuất hiện ở những giai đoạn mà cơ thể có sự thay đổi lớn về hormone. Dưới đây là ba giai đoạn phổ biến dễ gây mụn nội tiết:

  • Tuổi dậy thì: ở giai đoạn này, cơ thể bắt đầu sản sinh nhiều hormone tăng trưởng (IGF-1) và hormone giới tính, đặc biệt là androgen. Hormone androgen kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm tăng lượng dầu ở lỗ chân lông, dẫn đến mụn. Nam giới ở tuổi dậy thì thường bị mụn nhiều hơn nữ.

  • Giai đoạn mang thai: trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ tiết ra một lượng lớn progesterone để hỗ trợ sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, progesterone cũng khiến tuyến bã nhờn tăng tiết dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn nội tiết.

  • Giai đoạn trưởng thành và mãn kinh ở phụ nữ: theo một khảo sát, khoảng 35% phụ nữ từ 30 – 40 tuổi, 26.3% phụ nữ từ 40 – 49 tuổi, và 15% phụ nữ trên 50 tuổi gặp vấn đề về mụn. Nữ giới bị mụn bất thường ở độ tuổi trưởng thành nên kiểm tra tình trạng nội tiết. 


Các phương pháp điều trị mụn nội tiết phổ biến

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp điều trị mụn nội tiết bằng cách giảm thiểu các yếu tố gây mụn:

  • Giảm đường: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đường và thực phẩm có chỉ số đường cao có thể làm tăng sự sản xuất hormone insulin, kích thích sản xuất nhiều bã nhờn gây ra mụn.

  • Giảm sản phẩm từ sữa: các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa tách béo có thể kích thích sự bùng phát mụn.

  • Ăn nhiều chất béo tốt: chất béo tốt như omega-3 có trong cá hồi, hạt hạnh nhân có thể giúp giảm viêm.

Dùng thuốc bôi ngoài da

Dù được cho là có đáp ứng kém với các loại thuốc bôi ngoài da, có thể dùng các sản phẩm chứa các hoạt chất sau để điều trị mụn nội tiết mức độ nhẹ (mức độ 0, 1, 2) như:

  • Benzoyl peroxide (BPO): là hợp chất có tác dụng làm giảm mụn nhờ khả năng giải phóng gốc oxy tự do giúp tiêu diệt vi khuẩn P. acnes. BPO không gây đề kháng và có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác như retinoid hay kháng sinh.

  • Retinoid: là các chất có nguồn gốc từ vitamin A, có tác dụng làm giảm sự tăng sinh của tế bào biểu bì, giảm sự tắc nghẽn của lỗ chân lông và có khả năng kháng viêm. Các hoạt chất retinoid dùng để điều trị mụn là tretinoin, adapalene và tazarotene. Retinoid có thể gây kích ứng da, đỏ da, khô da và tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Retinoid có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với BPO hay kháng sinh.


Điều trị nội tiết tố

Mụn nội tiết mức độ trung bình và nặng, hoặc kéo dài dai dẳng kháng trị với các phương pháp thông thường có thể cần được điều trị với các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết bao gồm:

  • Thuốc tránh thai kết hợp đường uống có chứa ethinyl estradiol: làm giảm sản xuất androgen ở buồng trứng và giảm hoạt động thụ thể androgen, giúp giảm mụn.

  • Spironolacton: là một loại thuốc đối kháng thụ thể aldosterone, giúp giảm sản xuất androgen và ức chế liên kết tại thụ thể androgen trong da.

Chăm sóc da bị mụn nội tiết đúng cách

Khi bị mụn, chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng mụn và giữ cho da khỏe mạnh. Việc chăm sóc da đúng cách bao gồm các biện pháp sau:

  • Sử dụng sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng: nên chọn sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng và không gây kích ứng cho da, tránh sử dụng sản phẩm làm sạch da chứa cồn hoặc hóa chất có thể làm khô da.

  • Không nặn mụn: tự nặn mụn có thể làm mụn phát triển nhanh hơn và gây sẹo. Chỉ nặn mụn không thể giải quyết triệt để nguyên nhân gây mụn, vì vậy nên tư vấn với Bác sĩ Da liễu để được điều trị đúng cách.

  • Sử dụng sản phẩm trị mụn: sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần như acid salicylic, benzoyl peroxide hoặc retinoid có thể giúp giảm viêm và làm sạch lỗ chân lông.

Tóm lại, khác với các loại mụn thông thường, mụn nội tiết là một loại mụn trứng cá kết hợp đa yếu tố, trong đó có những bệnh lý phức tạp liên quan đến rối loạn nội tiết. Chính vì vậy tình trạng này cần được điều trị toàn diện và đúng nguyên nhân. Nếu đã áp dụng những biện pháp chăm sóc da như trên mà tình trạng mụn không thuyên giảm, hãy liên hệ ngay với Doctor Acnes để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.


0 lượt xem0 bình luận

Đối với những người bị mụn nội tiết, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và giảm các triệu chứng mụn hiệu quả. Doctor Acnes sẽ hướng dẫn ăn gì trị mụn nội tiết, bao gồm các loại thực phẩm nên dùng và nên tránh, cũng như các thực phẩm bổ sung có thể hữu ích trong bài viết sau đây.

Các nguyên tắc trong chế độ ăn giúp kiểm soát mụn nội tiết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay đổi thói quen ăn uống có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng mụn nội tiết. Sau đây là 3 nguyên tắc chính trong ăn uống mà người bị mụn nội tiết cần tuân thủ để kiểm soát mụn.

Nguyên tắc 1: kiểm soát lượng đường trong máu

Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI – glycemic index) là thang đo tốc độ làm tăng lượng đường trong máu của một loại thực phẩm. Một chế độ ăn có GI thấp giúp tránh biến động lượng đường trong máu, từ đó góp phần kiểm soát mụn nội tiết hiệu quả.

Ngược lại, các thực phẩm được chứng minh có chỉ số GI cao chẳng hạn như soda, bánh mì trắng, kẹo, ngũ cốc có đường, kem sẽ gây ra sự biến động mạnh về lượng đường trong máu và tăng nguy cơ hình thành mụn nội tiết. Cụ thể, sau khi ăn, đường sẽ hấp thu nhanh vào máu gây giải phóng insulin, được gọi là IGF-1, kích thích cơ thể sản xuất ra một loại chất nhờn tự nhiên trên da, đồng thời thúc đẩy cơ thể tăng sản xuất hormone androgen – vốn có khả năng kích thích các tuyến tiết bã nhờn trên da và gây mụn.

Nguyên tắc 2: hạn chế sữa động vật và các chế phẩm từ sữa, đạm whey

Theo nghiên cứu, trẻ em và người lớn ở độ tuổi từ 7 đến 30 sử dụng sữa, phô mai và sữa chua bất kể tần suất hoặc số lượng sẽ có nguy cơ bị mụn do nội tiết tố cao hơn khoảng 16% so với người không dùng.

Nguyên tắc 3: lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa mụn nội tiết một cách tự nhiên. Nên lựa chọn các nguồn chất béo giàu omega-3 có tính kháng viêm tự nhiên như cá béo (cá béo hay còn gọi là cá dầu, là cá có chứa dầu cá trong các mô và trong khoang bụng ở xung quanh ruột của chúng chẳng hạn như cá hồi, cá thu…) và hạt chia, đồng thời tránh các nguồn chất béo giàu omega-6 có khả năng gây viêm như dầu hạt cải và dầu đậu nành.


Thực đơn cho người bị mụn nội tiết?

Để dễ hình dung, Doctor Acnes sẽ liệt kê những loại thực phẩm người bị mụn nội tiết nên ăn và tránh như sau đây:

Thực phẩm nên sử dụng

  • Các loại rau: bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, bí xanh, súp lơ trắng, cà rốt…

  • Trái cây: bưởi, cam, táo, đào, chuối, lê, nho…

  • Ngũ cốc nguyên hạt và rau củ giàu tinh bột: khoai lang, bí ngô, gạo lứt, yến mạch…

  • Chất béo tự nhiên tốt cho da: trứng, dầu ô liu, dầu dừa…

  • Các lựa chọn thay thế sữa có nguồn gốc thực vật: sữa hạt điều, sữa hạnh nhân…

  • Protein chất lượng cao: cá hồi, cá thu, đậu phụ, thịt gà, trứng…

Thực phẩm và đồ uống cần tránh

  • Sữa động vật và các chế phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua…

  • Thực phẩm chế biến sẵn: thức ăn nhanh, ngũ cốc có đường, khoai tây chiên, bánh mì trắng, cơm trắng…

Tóm lại, vì thói quen ăn uống có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng mụn nội tiết nên việc thực hiện một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, có tính kháng viêm tự nhiên, hạn chế các chế phẩm từ sữa, thức ăn nhiều đường, tinh bột tinh chế như bánh ngọt, bánh mì trắng ngọt và bổ sung một số khoáng chất cần thiết có thể giúp cải thiện các triệu chứng và kiểm soát mụn nội tiết.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.


0 lượt xem0 bình luận

Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu về lăn kim trên instagram, facebook hoặc google, bạn có thể cảm thấy e ngại vì phương pháp này sử dụng những mũi kim nhỏ sắc bén để đâm xuyên vào da và quá trình thực hiện có thể gây chảy máu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm thấy rất tò mò về hiệu quả làm đẹp da của lăn kim vì nó được lựa chọn bởi rất nhiều người nổi tiếng. Trên thực tế, liệu pháp lăn kim mang đến hiệu quả cải thiện làn da khiến nhiều người phát cuồng và có thể “bị” nghiện phương pháp trẻ hóa da này. Vậy phi kim có tác dụng gì, tìm hiểu nhé.

Lăn kim là gì?

Lăn kim là một kỹ thuật thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu sử dụng nhiều kim nhỏ siêu bén và vô trùng để chọc thủng lớp biểu bì của da, tạo ra các vết thương vi điểm có kiểm soát trên da. Quá trình gây ra vết thương và lành thương này có tác dụng làm trẻ hóa làn da bằng cách kích thích sản xuất collagen nội sinh, do đó phương pháp này còn có các tên gọi khác là liệu pháp cảm ứng collagen (collagen induction therapy – CIT) và cảm ứng collagen qua da (percutaneous collagen induction – PCI).

Đồng thời, phương pháp này cũng giải phóng các yếu tố tăng trưởng. Tất cả điều này thúc đẩy tái tạo lại lớp trung bì và hạ bì của da, mang lại hiệu quả làm mờ nếp nhăn, kể cả các nếp nhăn sâu và cải thiện kết cấu tổng thể của làn da. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được sử dụng để đưa các hoạt chất chẳng hạn như tế bào gốc, huyết tương giàu tiểu cầu PRP hoặc acid hyaluronic vào sâu hơn trong da.

Trong kỹ thuật lăn kim, mặc dù bị đâm xuyên bởi các kim nhỏ nhưng nhìn chung lớp biểu bì vẫn còn tương đối nguyên vẹn, do đó các tác dụng phụ gần như là tối thiểu.

Những ai nên thận trọng với phương pháp lăn kim?

Nhìn chung có ít trường hợp chống chỉ định với lăn kim. Hầu hết mọi người đều có thể thực hiện thủ thuật lăn kim miễn là không hiện có bất kỳ nhiễm trùng nào bao gồm cả virus Herpes labialis. Cần điều trị các bệnh nhiễm trùng này đến khi hết hẳn mới được bắt đầu thực hiện các thủ thuật xâm lấn như lăn kim.

Người có tiền sử nhiễm Herpes labialis có thể tăng nguy cơ tái hoạt động của virus trong giai đoạn sau điều trị. Ở những bệnh nhân này, có thể dự phòng bằng bằng thuốc kháng virus trong vòng 1 tuần (bắt đầu vào ngày thực hiện lăn kim).

Trên những người bị mụn trứng cá hoạt động, đặc biệt là mụn nang, mụn bọc, tránh lăn kim trên những khu vực đó vì có thể gây kích ứng, khiến chúng bị viêm và tăng khả năng lây lan vi khuẩn. Hãy đợi cho đến khi vùng da bị mụn viêm được cải thiện trước khi thực hiện quy trình.

Những người có tiền sử về chậm lành thương nào hay tiền sử sẹo lồi cũng cần được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ bởi Bác sĩ Da liễu trước khi thực hiện thủ thuật này.

Khi nào kết quả từ lăn kim có thể nhận thấy được

Bạn có thể thấy kết quả từ thủ thuật lăn kim gần như ngay lập tức. Ngay sau khi các vi tổn thương được tạo ra trên da, các quá trình làm lành vết thương của cơ thể sẽ lập tức được kích hoạt. Tuy nhiên, kết quả tốt nhất có thể xuất hiện từ tuần thứ sáu đến tuần thứ tám kể từ khi bắt đầu thực hiện lăn kim khi mà các hiệu ứng của việc tăng sinh collagen trở nên rõ ràng.

Hầu hết khách hàng sẽ cần nhiều hơn một liệu trình lăn kim để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn, nhưng vì tình trạng da của mỗi người là khác nhau nên cần phải được thăm khám với Bác sĩ Da liễu để xác định kế hoạch điều trị tốt nhất cho mỗi cá thể. Ví dụ việc làm mờ các nếp nhăn cần tối thiểu hai lần một năm, nhưng có thể cần đến năm lần để làm đầy sẹo mụn dạng rỗ, mỗi lần cách nhau một tháng.


Lăn kim có an toàn không?

Nhìn chung, lăn kim là phương pháp thẩm mỹ an toàn và hiệu quả, nhưng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ như.

Một số vết đỏ hoặc kích ứng da nhẹ có thể xuất hiện trong vài ngày đầu tiên, đó là biểu hiện của da đang hồi phục. Thông thường các vết đỏ sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 3 ngày. Bạn cũng có thể cảm nhận làn da mình căng, sưng, khô hoặc nhạy cảm khi chạm vào, hoặc nó có thể bong ra trong vài ngày sau khi thực hiện lăn kim.

Chảy máu không thường xảy ra với lăn kim nếu kim mới 100% và sắc bén, tuy nhiên có thể chảy máu khi tùy chỉnh mũi kim dài để xâm nhập sâu đến lớp hạ bì của da. Chảy máu cũng có thể gặp ở những người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông. Do đó cần chia sẻ thông tin này cho Bác sĩ trước khi bắt đầu thực hiện lăn kim.

Cũng có nguy cơ xảy ra biến cố nghiêm trọng hơn khi lăn kim như nhiễm trùng hay lây nhiễm chéo, đặc biệt khi tái sử dụng đầu kim nhiều lần mà không tiệt trùng đúng cách, hay không sát trùng đúng chuẩn y khoa vùng da cần lăn kim.

Quy trình lăn kim tại Phòng khám Doctor Acnes

Bước 1: Thăm khám với Bác sĩ Da liễu và thực hiện lăn kim nếu có chỉ định. Trong trường hợp thực hiện lần tiếp theo của liệu trình vẫn cần thăm khám với Bác sĩ Da liễu để đánh giá đáp ứng của lần điều trị trước.

Bước 2: Rửa mặt, tẩy trang làm sạch bụi bẩn, mỹ phẩm trang điểm trên da, giúp bề mặt da thông thoáng.

Bước 3: Gây tê vùng da điều trị bằng kem bôi tại chỗ trước thao tác lăn kim để loại bỏ cảm giác đau và khó chịu. Thuốc tê thường sử dụng là lidocaine 12% dạng kem trong 20 đến 30 phút.

Bước 4: Lau sạch thuốc tê bằng gạc, sát trùng da bằng dung dịch Povidine sau đó làm sạch vùng da cần điều trị lại lần nữa với nước muối sinh lý. Tiệt trùng bằng dung dịch Povidine là rất quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng da bề mặt.

Bước 5: Chụp ảnh vùng điều trị để đánh giá đầy đủ tiến triển trên lâm sàng.

Bước 6: Chuẩn bị bút lăn kim m. pen pro Mesoestetic, sát trùng thân bút bằng dung dịch sát trùng Cavicide giúp diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh (bao gồm HIV, viêm gan siêu vi B, C và các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra, kể cả lao), sau đó lắp kim mới 100% vào đầu bút.

Bước 7: Thoa serum acid hyaluronic hoặc serum đặc trị theo chỉ định của Bác sĩ Da liễu lên vùng da điều trị.

Bước 8: Điều chỉnh độ sâu thâm nhập và tốc độ của kim; sau đó tiến hành lăn kim tại vùng da đã thoa serum. Nói chung, da trên trán, mí mắt dưới và sống mũi được điều trị bằng độ sâu kim dao động từ 0,5 đến 1,0mm, trong khi má, vùng quanh miệng và sẹo thường được điều trị với độ sâu kim 1,5 đến 3,0mm. 


Tóm lại, lăn kim là một quy trình thẩm mỹ an toàn và hiệu quả để thể điều trị cho nhiều tình trạng da bao gồm sẹo mụn, sẹo phẫu thuật, nếp nhăn, kết cấu da lỏng lẻo, mất đàn hồi, lỗ chân lông to, tăng sắc tố da hay đốm nâu và vết rạn da. Lăn kim còn là phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, giúp cải thiện cả về vẻ ngoài và cảm nhận của làn da. Với thời gian phục hồi nhanh, tác dụng phụ tối thiểu cùng kết quả lâm sàng ấn tượng, lăn kim là một lựa chọn thay thế cho các thủ thuật xâm lấn hơn như tái tạo bề mặt da bằng laser hay peel da sâu bằng hóa chất.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.


0 lượt xem0 bình luận
  • Black Facebook Icon
  • Black YouTube Icon
  • Black Pinterest Icon
  • Black Instagram Icon
bottom of page