top of page

LEMON SQUEEZY

Arts, Crafts & Motherhood

Tìm kiếm

Mụn trứng cá là vấn đề da liễu rất thường gặp ở mọi độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Việc điều trị mụn đôi khi trở nên khó khăn vì đây là tình trạng da liễu mạn tính và rất dễ tái phát. Mong muốn trị mụn tận gốc và có được làn da mịn màng, khỏe mạnh là mong ước của rất nhiều người. Việc này hoàn toàn là có thể nếu bạn hiểu rõ nguyên tắc để điều trị mụn tận gốc qua bài viết sau đây.

Tại sao việc điều trị mụn tận gốc lại khó khăn?

Điều trị mụn trứng cá là một quá trình phức tạp và thường dễ tái phát vì đây là một tình trạng da mạn tính. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bao gồm thời gian điều trị cần thiết, lựa chọn phương pháp phù hợp, duy trì chăm sóc da, tránh các yếu tố gây hại như căng thẳng và ô nhiễm môi trường.

Thời gian điều trị 

Theo nghiên cứu lâm sàng, các phương pháp điều trị mụn thông thường cần mất 8 – 12 tuần để tác động đủ sâu vào nang lông và thấy được sự cải thiện. Việc điều trị mụn do đó cần sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ điều trị của Bác sĩ Da liễu.


Chọn đúng phương pháp điều trị

Dù cơ chế chung gây mụn khá giống nhau, việc điều trị mụn không phải lúc nào cũng giống nhau, vì nguyên nhân và tình trạng mụn của mỗi người khác nhau. Phương pháp điều trị phù hợp cần được cá thể hóa và đòi hỏi đánh giá chính xác từ Bác sĩ Da liễu.

Một sai lầm phổ biến là tự điều trị mụn bằng rượu thuốc hoặc kem trộn, vì mong muốn đạt hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Rượu thuốc chứa nồng độ cồn cao làm da mất nước, bong tróc và bào mòn da vì thế không nên sử dụng lâu dài.

Duy trì thói quen chăm sóc da phù hợp

Da mụn sau điều trị cần chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh mụn quay trở lại. Chăm sóc sai cách có thể làm da dày sừng, tăng tiết bã nhờn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dưới đây là một số thói quen cần tránh:

  • Không có thói quen tẩy tế bào chết: tình trạng da dày sừng khiến cho mụn dễ dàng quay trở lại. Để duy trì làn da sạch mụn, nên tẩy tế bào chết định kỳ để tránh việc tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Tuy nhiên việc sử dụng tẩy tế bào chết cần hợp lý, tránh chà xát mạnh lên da vì có thể gây kích ứng và viêm.

  • Không có thói quen giữ ẩm cho da: nhiều người thường hiểu lầm rằng giữ ẩm cho da sẽ sinh ra mụn. Trên thực tế, làn da thiếu ẩm có thể gây tăng tiết bã nhờn, dẫn đến nổi mụn nhiều hơn.

Cách điều trị mụn tận gốc

Điều trị mụn trứng cá tận gốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Tùy theo tình trạng da mà Bác sĩ Da liễu sẽ lựa chọn phương pháp điều trị mụn phù hợp.

Điều trị mụn trứng cá nhẹ và trung bình

Điều trị mụn trứng cá nhẹ và trung bình bằng cách sử dụng các chế phẩm trị mụn bôi thoa dưới sự tư vấn và chỉ định của Bác sĩ Da liễu như retinoid, benzoyl peroxide, acid salicylic, acid azelaic và kháng sinh.

  • Retinoid: retinoid bao gồm vitamin A và các dẫn xuất của vitamin A. Các retinoid dạng bôi thường được sử dụng trong trị mụn là retinol, tretinoin, adapalene. Retinoid điều trị mụn bằng cách điều chỉnh tình trạng tăng tiết bã nhờn (cơ chế bệnh sinh gây nên mụn). Ngoài ra, retinoid còn làm bong lớp sừng, tạo điều kiện để thuốc khác thấm sâu vào da. Retinoid cũng có hiệu quả làm giảm sẹo mụn nhờ cơ chế kích thích sản sinh collagen.

  • Benzoyl peroxide: benzoyl peroxide là một chất diệt khuẩn thường được dùng kết hợp với thuốc kháng sinh trị mụn dạng bôi. Nó tiêu diệt vi khuẩn C. acnes, giảm viêm và tiêu mụn nhẹ. Do đặc tính ưa béo, benzoyl peroxide tích tụ bên trong đơn vị lông mao, tạo ra acid benzoic và các oxy tự do, làm oxy hóa protein của vi khuẩn. Điều này dẫn đến sự ức chế tổng hợp protein và nucleotide, các con đường trao đổi chất và hoạt động ty thể của C. acnes.


Điều trị mụn trứng cá nặng

  • Isotretinoin: isotretinoin thuộc nhóm retinoid đường uống, là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với mụn trứng cá nặng cũng như nhiều trường hợp nhẹ hơn không đáp ứng với các phương thức điều trị khác. 

  • Kháng sinh uống: kháng sinh đường uống được sử dụng phổ biến có thể kể đến như các kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin (tetracyclin, doxycyclin, minocyclin), các macrolid (erythromycin và azithromycin) và một sulfonamid phối hợp (trimethoprim/sulfamethoxazole). 

  • Liệu pháp nội tiết tố: liệu pháp nội tiết được khuyến nghị bởi các hướng dẫn trước đây như một giải pháp thay thế cho kháng sinh toàn thân và/hoặc isotretinoin để điều trị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng ở phụ nữ.

Tóm lại, trị mụn tận gốc tuy khó nhưng vẫn có thể đạt được nếu kiên trì và chọn đúng phương pháp điều trị. Bên cạnh các loại thuốc thoa và uống, có thể lựa chọn nhiều phương pháp hiện đại hơn như laser, ánh sáng xung mạnh IPL và các liệu pháp hóa lý.

Xem thêm: mụn ở lưng

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.

0 lượt xem0 bình luận

mọc mụn ở lưng là mụn xuất hiện ở vùng lưng, có thể dưới dạng mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc mụn sẩn, mụn viêm. Khi xuất hiện ở vùng này, mụn trứng cá không những gây mất thẩm mỹ, mà còn gây đau khi nằm ngủ. Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu kĩ hơn về mụn trứng cá ở lưng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá ở lưng

Tương tự như mụn trứng cá ở các vùng da khác, mụn trứng cá ở lưng được hình thành khi các lỗ chân lông trên da bị bít tắc do bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi và bã nhờn kèm theo sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn Propionibacterium acnes gọi tắt là vi khuẩn P. acnes.

P. acnes là một loại vi khuẩn kỵ khí gram dương. Chúng nằm sâu bên dưới lỗ chân lông, trong các nang lông. Chúng tồn tại ở môi trường có lượng oxy trong da thấp và lấy dầu thừa, bã nhờn làm năng lượng chính để phát triển. Khi lỗ chân lông bị bít tắc sẽ tạo môi trường kỵ khí cho vi khuẩn phát triển mạnh dẫn đến viêm và hình thành mụn trứng cá.

Một trong những nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn là do sự tăng tiết bã nhờn. Bã nhờn (sebum) là hỗn hợp bao gồm acid béo tự do, triglycerid, sáp, squalene và cholesterol được cơ thể tạo ra nhằm mục đích giữ cho da không bị khô và giữ ẩm cho da.

Cách điều trị mụn trứng cá ở lưng

Tình trạng mụn trứng cá nói chung và mụn trứng cá ở lưng nói riêng được phân loại thành các mức độ nhẹ, vừa và nặng. Tùy vào mức độ và đáp ứng của mỗi người mà các Bác sĩ sẽ có chỉ định và kết hợp thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thường được các Bác sĩ Da liễu sử dụng để điều trị mụn trứng cá là:

  • Mụn trứng cá nhẹ: retinoid (tretinoin, adapalene, tazarotene) đơn trị liệu hoặc kết hợp với benzoyl peroxide và/hoặc kháng sinh tại chỗ như erythromycin, clindamycin.

  • Mụn trứng cá vừa: kháng sinh toàn thân bao gồm tetracyclin, minocyclin, erythromycin, doxycyclin và sarecyclin. Hiệu quả tối đa khi điều trị ≥ 12 tuần. Các thuốc bôi trong điều trị mụn trứng cá mức độ nhẹ có thể được sử dụng đồng thời với kháng sinh đường uống trong thời gian điều trị.

  • Mụn trứng cá nặng: isotretinoin đường uống.

Ngoài phương pháp trị liệu bằng thuốc, mụn trứng cá còn có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng (laser xung dài long pulse, laser nhuộm xung PDT, xung ánh sáng mạnh IPL hoặc quang động trị liệu).


Một phương pháp khác cũng rất hiệu quả để điều trị mụn trứng cá ở lưng là peel da. Đây là phương pháp dùng các loại chất hóa học có tác dụng làm bong lớp sừng và thượng bì (lớp ngoài cùng của da) nhằm tái cấu trúc bề mặt da.

Peel da được phân loại tùy theo mức độ thâm nhập da của các hoạt chất được sử dụng. Đối với mụn trứng cá ở lưng, peel da mức độ nông thường được cân nhắc lựa chọn.

Các hoạt chất được sử dụng để peel da trong trường hợp này là AHA (glycolic acid 20 – 70%, lactic acid, malic acid, pyruvic acid, tartaric acid), BHA (salicylic acid 10 – 30%), dung dịch Jessner, lipohydroxy acid, resorcinol, retinoic acid, TCA (trichloroacetic acid < 20%).

Các biện pháp phòng ngừa mụn trứng cá ở lưng

Cần lưu ý rằng quá trình chăm sóc da sau khi điều trị mụn trứng cá ở lưng đóng một vai trò quan trọng, tránh bị bùng phát mụn trở lại. Với các nguyên nhân gây mụn trứng cá nêu trên, cần điều chỉnh và thay đổi một số thói quen chăm sóc da vùng lưng để ngăn mụn trứng cá xuất hiện trở lại.

Để duy trì kết quả điều trị mụn trứng cá ở lưng, giảm khả năng lưng xuất hiện mụn trứng cá trở lại, cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Giữ tinh thần thoải mái, giảm stress.

  • Giữ vùng da lưng sạch sẽ bằng cách mặc quần áo thoải mái, tránh trang phục bó sát và thấm hút kém, vệ sinh da ngay sau khi tập thể thao…

  • Chọn chất liệu ga trải giường, gối phù hợp.

  • Hạn chế ăn nhiều chất béo và đường trong chế độ ăn.

Mụn trứng cá ở lưng xảy ra do nguyên nhân chính là sự tắc nghẽn lỗ chân lông (do tăng tiết bã nhờn) và sự phát triển của vi khuẩn P. acnes. Để điều trị mụn trứng cá ở lưng có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống, liệu pháp ánh sáng, peel da. Ngoài ra, cần chú ý một số thói quen sinh hoạt và chăm sóc da vùng lưng để tránh bị tái phát trở lại.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.


0 lượt xem0 bình luận

Việc hiểu rõ các nguyên tắc chăm sóc da sau laser rất cần thiết đối với bệnh nhân, giúp hạn chế tác động xấu đến làn da đang hồi phục. Trong bài viết này, Bác sĩ Da liễu tại Doctor Acnes sẽ cung cấp cho người đọc kiến thức về chăm sóc da sau khi laser giúp hồi phục da nhanh chóng và phòng tránh biến chứng sau điều trị.

Tổng quan và mục đích chăm sóc da sau khi bắn laser xâm lấn

Kỹ thuật laser sử dụng dòng ánh sáng tập trung có khả năng thâm nhập sâu được chia thành 2 nhóm là laser không xâm lấn và laser xâm lấn. Đối với laser không xâm lấn, ánh sáng tác động sâu vào trung bì và hạ bì mà không làm tổn hại bề mặt biểu bì trên da, trong khi laser xâm lấn tác động cả bề mặt da và các lớp sâu bên dưới thông qua việc làm tổn thương bề mặt biểu bì da.

Đối với các tình trạng như sẹo rỗ và nếp nhăn, laser xâm lấn thường được ứng dụng trong điều trị. Làn da sau khi can thiệp laser xâm lấn thường bị tổn thương và nhạy cảm, vì thế việc chăm sóc da sau laser rất cần thiết cho quá trình lành thương.

Mục tiêu của chăm sóc da sau laser là ngăn chặn tổn thương từ các tác nhân môi trường như tia UV, vi khuẩn, viêm nhiễm và cân bằng độ ẩm cho da trong quá trình hồi phục. Ngoài ra, chăm sóc da sau laser cách còn giúp rút ngắn thời gian phục hồi da. Các nguyên tắc chung của việc chăm sóc da sau khi bắn laser bao gồm kiểm soát tình trạng viêm, chống nhiễm trùng, duy trì và cân bằng độ ẩm thích hợp cho da.

Lộ trình chăm sóc da sau laser

Chăm sóc da tại chỗ ngay sau điều trị bằng laser bao gồm quá trình làm sạch da, dưỡng ẩm, hỗ trợ lành thương và phòng ngừa PIH. Chăm sóc da sau laser chia làm 2 giai đoạn, trong vòng 48 giờ sau thủ thuật và từ 72 giờ đến 1 tuần. 

Chăm sóc da trong 48 giờ sau điều trị laser

Sau thủ thuật laser, mục tiêu chính chăm sóc da trong 48 giờ đầu là bảo vệ và giữ ẩm cho vết thương, giúp tái tạo thượng bì, giảm đau và tránh tạo sẹo. Các sản phẩm dùng trên da sau thủ thuật cần có tác dụng kích thích lành thương, giảm đau, dễ sử dụng và có tác dụng thẩm mỹ tốt.

Bệnh nhân nên được chườm đá và rửa sạch làn da với dung dịch dịu nhẹ hay nước muối pha loãng (hydrogen peroxide pha loãng 50% hoặc acid acetic 0.25% pha loãng). Bên cạnh đó, corticoid loại nhẹ (hydrocortisone 0.05-1%) cũng có thể được sử dụng. Trường hợp có dịch tiết nên thấm khô bằng bông gòn/gạc, tránh bóc mài.

Chăm sóc da trong 1 tuần đầu tiên sau laser

Trong tuần đầu tiên, sự hình thành lớp mài do dịch tiết ở thượng bì có thể khiến da sậm hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn. Do vậy, kháng sinh nên được tiếp tục sử dụng cùng với dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm giúp đẩy nhanh quá trình lành thương.

Ngoài ra, thành phần omega-3 (acid linoleic liên hợp) thường có trong dầu cá đã được chứng minh có đặc tính kháng viêm, chống oxy hoá mạnh và giúp ức chế sự giải phóng các chất trung gian gây viêm, nhờ đó thúc đẩy tái tạo biểu bì và cho hiệu quả làm lành tích cực. Omega-3 dung nạp tốt với nhiều làn da khác nhau.


Giảm đau sau can thiệp thủ thuật laser

Đau và stress sau chấn thương có tác dụng bất lợi đối với quá trình lành thương, vì thế kiểm soát đau và giảm stress trong suốt quá trình hồi phục là rất cần thiết. Theo một nghiên cứu, sản phẩm Cicabio Pommade (Laboratoire Bioderma NAOS, Pháp) được chứng minh có tác dụng giúp giảm cảm giác khó chịu cho da sau khi can thiệp laser và hỗ trợ hồi phục da hiệu quả.

Cách chăm sóc da sau laser

Sau khoảng 1-2 tuần can thiệp thủ thuật laser, quá trình lành thương sẽ chuyển sang giai đoạn tái cấu trúc da. Trong giai đoạn này, mục tiêu chăm sóc da chủ yếu bao gồm việc tiếp tục chống nhiễm trùng và nuôi dưỡng mô. Nếu hồng ban hay phù nề vẫn còn, có thể trang điểm bằng các mỹ phẩm ít nguy cơ gây dị ứng (hypoallergenic make-up).

Sau 3-4 tuần, việc tránh nắng và sử dụng các sản phẩm chống tia cực tím là vô cùng quan trọng. Các sản phẩm chống nắng chứa các thành phần như micronized titanium dioxide, avobenzene, methoxycinnamate (octinoxate) hoặc d-panthenol nên được dùng vì chúng có tác dụng chống lại cả tia UVA và UVB.


Phòng tránh tác dụng phụ sau laser

Nhằm phòng tránh các tác dụng phụ sau khi can thiệp thủ thuật laser, Bác sĩ Da liễu cần tư vấn và giải thích cho bệnh nhân hiểu vì sao nên tuân thủ điều trị và hậu quả nếu không tuân thủ điều trị. Ngoài ra, trước khi tiến hành thủ thuật, Bác sĩ cần cung cấp thông tin chi tiết về thủ thuật, thuốc và các sản phẩm cần sử dụng trước, trong và sau thủ thuật, bao gồm cả cách dùng, liều dùng và thứ tự sử dụng. 

Đối với các loại thuốc và sản phẩm dùng trên da, lưu ý cần cân nhắc để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Kháng sinh, kháng siêu vi dự phòng cần cân lưu ý liều lượng và thời gian sử dụng phải phù hợp. 

Tóm lại, chăm sóc da hậu can thiệp thủ thuật laser là một quá trình cần lưu ý nhằm giúp da được phục hồi nhanh chóng và tránh để lại những tổn thương lâu dài. Làn da hậu can thiệp laser nếu không được chăm sóc và quản lý tốt sẽ rất có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hay bị xâm hại bởi các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.

0 lượt xem0 bình luận
  • Black Facebook Icon
  • Black YouTube Icon
  • Black Pinterest Icon
  • Black Instagram Icon
bottom of page