top of page

LEMON SQUEEZY

Arts, Crafts & Motherhood

Tìm kiếm

Trong số những loại AHA, glycolic acid là một hoạt chất vô cùng thông dụng, xuất hiện trong nhiều loại mỹ phẩm từ kem dưỡng ẩm đến serum cho đến các sản phẩm peel da. Vậy glycolic acid là gì và có tác dụng như thế nào đối với làn da?

Glycolic acid là gì?

Glycolic acid là một loại α-hydroxy acid, hay còn có tên gọi phổ biến là AHA. Các loại AHA đều là các acid được chiết xuất từ tự nhiên như sữa (acid lactic), táo (acid malic), họ cam – chanh (acid ascorbic và acid citric), nho (acid tartaric) và đường mía (acid glycolic).

Một loạt các AHA được sử dụng trong chăm sóc da và mỹ phẩm để điều trị da khô, da mụn cũng như chống lão hóa và giảm vết nhăn trên da.

Tác dụng của glycolic acid đối với da

Glycolic acid là một hoạt chất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và mang lại nhiều lợi ích cho làn da.

Tẩy tế bào chết

Glycolic acid là một chất tẩy tế bào chết hóa học, glycolic acid tác động vào các tế bào sừng, làm phân hủy hoặc giảm tính liên kết lớp sừng, dẫn đến hiện tượng “tự bong tróc” lớp ngoài cùng của da.

Chất giữ ẩm

Nhờ cấu trúc có một nhóm carboxy và một nhóm hydroxy, glycolic acid là một hoạt chất rất thân nước nên dễ bị thu hút và liên kết với nước. Chính vì vậy, glycolic acid có đặc tính giữ ẩm, hay còn gọi là khả năng khóa ẩm bên trong, giúp duy trì cân bằng ẩm trên da.

Kháng khuẩn

Nghiên cứu của Valle-González và cộng sự năm 2020 chứng minh rằng ở pH 3,5 glycolic acid có khả năng tiêu diệt tế bào của vi khuẩn C. acnes bằng cơ chế phá vỡ màng tế bào vi khuẩn.

Khi nào nên sử dụng glycolic acid?

Các trường hợp mụn, sẹo mụn, nám da, tăng sắc tố da sau viêm, lão hóa da và tăng tiết bã nhờn là những chỉ định peel da bằng glycolic acid. Ngoài ra, glycolic acid còn được sử dụng như chất dưỡng ẩm và tái tạo da. Hiệu quả của glycolic acid được nghiên cứu qua nhiều chỉ định khác nhau.

Mụn và sẹo

Trong một nghiên cứu của Wang và cộng sự năm 1997, 40 bệnh nhân châu Á có da bị mụn từ trung bình đến nặng được điều trị với glycolic acid nồng độ 35% và 50%, 3 tuần/lần trong 10 tuần. Các bệnh nhân cũng được chỉ định glycolic acid 15% để chăm sóc da tại nhà trong suốt thời gian giữa các lần peel da.

Tổn thương da do UV

Tiếp xúc với tia UV có thể gây các tổn thương da hay còn gọi là lão hóa da do ánh nắng mặt trời. Các dấu hiệu dễ nhận thấy của điều này bao gồm: vết đen, tăng sắc tố, nếp nhăn.

Nám da

Nghiên cứu của Kumari và cộng sự năm 2010 đã chỉ ra rằng liệu trình kết hợp bôi thoa glycolic acid trước peel trong 2 tuần, sau đó peel da 2 tuần 1 lần bằng glycolic acid trong 3 tháng liên tiếp có thể giảm đến 79% mức độ nám biểu bì và 48% độ nám hỗn hợp.

Cách lựa chọn sản phẩm chứa glycolic acid phù hợp

Glycolic acid là một hoạt chất khá phổ biến và thông dụng trên thị trường. Các chế phẩm glycolic acid phổ biến trên thị trường có thể được phân thành hai nhóm chính sau:

  • Nhóm sản phẩm glycolic acid rửa (dạng wash-off) gồm các sản phẩm rửa mặt như sữa rửa mặt tạo bọt (cleansing foam), xà phòng rửa mặt (cleansing bar), tẩy da chết dạng lỏng (liquid exfoliant), sản phẩm peel da…

  • Nhóm sản phẩm glycolic acid thoa trên da hoặc chấm mụn (leave-on) bao gồm dạng lotion, toner, kem (cream), gel, serum hoặc mặt nạ trị mụn…

Những lưu ý khi sử dụng glycolic acid

Do glycolic acid là một acid không có khả năng tự trung hòa nên việc tự peel da tại nhà là rất nguy hiểm. Vì vậy, Doctor Acnes khuyên bạn hãy thực hiện peel da tại các cơ sở uy tín và dưới sự giám sát của các Bác sĩ Da liễu có chuyên môn.

Để sử dụng các sản phẩm chứa glycolic acid tại nhà, bạn nên chăm sóc phụ hồi các vùng da bị tổn thương bởi ánh nắng hoặc do kích ứng trước và đặc biệt tuân thủ các lưu ý sau đây:

Chỉ nên sử dụng các sản phẩm có nồng độ thấp tại nhà

Khi mới bắt đầu sử dụng glycolic acid, tốt nhất hãy bắt đầu với nồng độ acid thấp, sử dụng cách ngày. Có thể tăng từ từ liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm theo đáp ứng của da. 


Cần phối hợp với các sản phẩm giúp phục hồi và nuôi dưỡng da

axit glycolic có công dụng làm giảm tính liên kết lớp sừng dẫn đến hiện tượng “tự bong tróc” lớp ngoài cùng của da. Điều này sẽ làm cho da mỏng hơn, dễ cháy nắng và thậm chí tổn thương nếu sử dụng glycolic acid ở nồng độ cao.

Sử dụng vào ban đêm

Ở nồng độ cao, glycolic acid có thể làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, tăng nguy cơ cháy nắng và tổn thương da do UV. Vì vậy, hãy sử dụng các chế phẩm có chứa glycolic acid vào ban đêm để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi dùng các loại mỹ phẩm trên.

Glycolic acid là một loại AHA tự nhiên được ứng dụng nhiều trong thẩm mỹ da liễu bởi những lợi ích đã được chứng minh trên lâm sàng. Cũng giống như các AHA khác, glycolic acid nên được phối hợp cùng các hoạt chất khác để giúp phục hồi và tái sinh làn da hiệu quả hơn.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.

0 lượt xem0 bình luận

Mụn viêm là tình trạng sưng, đỏ và lỗ chân lông bị tắc nghẽn sâu do vi khuẩn, dầu và tế bào chết, một số loại mụn viêm còn gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Mụn viêm thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực và lưng, trong đó mụn viêm ở má là dễ nhận thấy và gây mất thẩm mỹ. Cùng Doctor Acnes tìm hiểu thêm về mụn viêm ở má và cách điều trị mụn viêm ở má nhé.

Nguyên nhân hình thành mụn viêm ở má

Thông thường, vi khuẩn P. acnes sống hòa bình trên da, tuy nhiên khi tuyến bã nhờn trên da tăng tiết và các tế bào sừng bong tróc quá mức sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn P. acnes dễ bị mắc kẹt trong lỗ chân lông và gây các tình trạng viêm, sưng đỏ.

Một số nguyên nhân gây tăng hoạt động của tuyến bã nhờn có thể kể đến bao gồm:

  • Mất cân bằng nội tiết tố ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh, mang thai hay căng thẳng. Điểm chung của các giai đoạn này chính là làm gia tăng nồng độ hormone androgen trong máu, hormone này kích thích tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu vào lỗ chân lông, đồng thời làm nang lông dày lên gây bít tắc.

  • Chế độ ăn nhiều đường: các thức ăn có vị ngọt, chứa nhiều đường cũng có khả năng gây mụn viêm ở má. Sau khi ăn, đường sẽ hấp thu nhanh trong máu gây giải phóng insulin, được gọi là IGF-1, kích thích cơ thể sản xuất một loại chất nhờn tự nhiên trên da, đồng thời tăng sản xuất hormone androgen – vốn có khả năng kích thích các tuyến bã nhờn và gây bùng mụn.

Các dạng mụn viêm thường xuất hiện ở má

Mụn viêm ở má gây sưng đỏ, đau nhức và thường gặp 4 dạng sau.

  • Mụn sẩn: mụn trứng cá phát triển thành những nốt mụn nhỏ và sưng đỏ trên da gọi là mụn sẩn. Đây là loại mụn viêm nhẹ nhất và có thể tự khỏi khi tự điều trị.

  • Mụn mủ: trông khá giống với sẩn mụn nhưng mụn mủ to hơn và có chứa phần nhân mụn trắng đục ở giữa nốt mụn.

  • Mụn bọc: là những nốt mụn cứng, sưng tấy nhưng không có mủ, xuất hiện và phát triển dưới bề mặt da và có thể để lại sẹo nếu không điều trị.

Cách điều trị mụn viêm ở má

Điều trị mụn viêm nhẹ

Đối với những người bị mụn viêm ở má mức độ nhẹ có thể điều trị khỏi bằng các sản phẩm bôi ngoài da không kê đơn chứa các hoạt chất sau.

  • Benzoyl peroxide (BPO): benzoyl peroxide là một tác nhân kháng khuẩn tiêu diệt P. acnes, một trong những tác nhân chính trong việc hình thành mụn viêm ở má, thông qua việc giải phóng các gốc tự do và có tác dụng tiêu nhân mụn. 

  • Salicylic acid: salicylic acid là một loại acid beta hydroxy. Hoạt chất này có tác dụng điều trị mụn thông qua cơ chế tẩy tế bào chết cho da và giữ lỗ chân lông thoáng. Salicylic acid phù hợp với mụn viêm mức độ nhẹ và có khả năng ngăn ngừa mụn trong tương lai.

  • Azelaic acid: hoạt chất azelaic acid có hiệu quả như một chất tiêu mụn, kháng khuẩn, chống viêm và làm sáng da, phù hợp cho mụn viêm ở má vì vừa có tác dụng trị mụn vừa giảm thâm sau mụn. Các sản phẩm trị mụn chứa azelaic acid thường có nồng độ 15% hoặc thấp hơn đối với các sản phẩm không kê đơn.


Điều trị mụn viêm trung bình đến nặng

Đối với các trường hợp bị mụn viêm trung bình đến nặng, các sản phẩm bôi ngoài da thường không đủ mạnh để điều trị và nên thăm khám với Bác sĩ Da liễu nếu tình trạng mụn nghiêm trọng để được khám và tư vấn sản phẩm phù hợp nhất. Một số lựa chọn điều trị dành cho mụn viêm trung bình đến nặng.

Thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh có thể sử dụng bao gồm kháng sinh đường uống và kháng sinh bôi ngoài da. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn sống trên da, đặc biệt là P. acnes, vi khuẩn gây mụn viêm ở má.

Liệu pháp laser 

Liệu pháp laser xung dài Nd:YAG 1064nm trở thành một phương pháp điều trị mụn trứng cá được tin cậy và sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Phương pháp này điều trị mụn trứng cá thông qua một số cơ chế bao gồm phá hủy tuyến bã nhờn bằng tia laser, giảm lớp sừng quanh nang lông và giảm sản xuất các cytokine gây viêm.


Liệu pháp ánh sáng

Các liệu pháp ánh sáng được ứng dụng nhiều trong điều trị mụn là liệu pháp ánh sáng xanh (blue light therapy) và quang động trị liệu (photodynamic therapy – PDT).

Phòng ngừa mụn viêm ở má

Bên cạnh việc điều trị, việc phòng ngừa mụn viêm ở má cũng rất quan trọng. Sau đây là một số thói quen có thể điều chỉnh để hạn chế khả năng hình thành mụn viêm ở má.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: ăn nhiều rau xanh để cân bằng dinh dưỡng, đồng thời nên giảm lượng đường bằng cách hạn chế sử dụng đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đồ uống có đường như nước ngọt có ga hay trà sữa.

  • Giặt vỏ gối và khăn trải giường: khi nằm ngủ vùng da ở má thường tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vỏ gối hay khăn trải giường nên việc giặt khăn trải giường mỗi tuần sẽ giúp hạn chế khả năng hình thành mụn. Nếu không giặt vỏ gối và khăn trải giường thường xuyên, vi khuẩn, bụi bẩn và nấm dễ tích tụ và phát triển, từ đó gây mụn.

  • Hạn chế chạm tay lên mặt: một ngày, tay có thể dính nhiều loại chất gây dị ứng hay bị bẩn khi tiếp xúc với bàn phím máy tính, màn hình điện thoại và các bề mặt khác.

Các phương pháp điều trị mụn viêm ở má được lựa chọn tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn, cần thăm khám với Bác sĩ Da liễu để được tư vấn lựa chọn phù hợp nhất đối với bản thân để nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn viêm ở má và giảm đau đớn do mụn. 

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.

0 lượt xem0 bình luận

Isotretinoin là một hoạt chất thuộc nhóm retinoid, một dạng vitamin A được dùng phổ biến để điều trị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng. Mặc dù có nhiều lợi ích trong việc điều trị mụn như làm giảm sản xuất bã nhờn, giảm bít tắc lỗ chân lông, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và chống viêm, isotretinoin cũng đi kèm nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dùng. Cùng tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc isotretinoin nhé

Tác dụng phụ của isotretinoin?

Isotretinoin là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với mụn trứng cá mức độ vừa – nặng khi thất bại với các biện pháp thay thế nội khoa khác như kháng sinh. Cứ 10 người điều trị bằng isotretinoin thì có 9 người thấy mụn của họ được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng. 

Tác dụng phụ trong thai kỳ

Isotretinoin gây ra nhiều dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như hở hàm ếch, dị tật tim, khuyết tật về trí tuệ và phát triển về sau, bệnh đầu nhỏ gây sảy thai hoặc thai chết lưu ở phụ nữ mang thai. Đây là thuốc được phân loại X – chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Tác dụng phụ trên niêm mạc

Da trở nên mỏng, đỏ và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời như bị cháy nắng, khô hoặc kích ứng, đặc biệt trong 2 hoặc 3 tuần đầu điều trị.

Do isotretinoin hoạt động bằng cách giảm sản xuất bã nhờn làm da và niêm mạc trở nên khô ví dụ như môi nứt nẻ trầm trọng, chảy máu cam, khô mắt, khô miệng hoặc viêm da như chàm.

Tác dụng phụ toàn thân

  • Ở một số bệnh nhân, isotretinoin có thể làm giảm thị lực vào ban đêm.

  • Những bệnh nhân tăng triglyceride vượt 500 – 600 mg/dL và cholesterol – C từ 250 – 300 mg/dL nên ngừng điều trị với isotretinoin và theo dõi chỉ số lipid trong 3 – 6 tháng đầu và 3 tháng mỗi lần.

  • Bệnh nhân có thể xảy ra tình trạng đau cơ hoặc khớp nhưng thường nhẹ và có thể chịu đựng được. Nếu cơn đau trầm trọng có thể cần ngừng sử dụng hoặc giảm liều isotretinoin.

  • Tác dụng phụ gây rối loạn máu và hệ bạch huyết như giảm/tăng tiểu cầu, thiếu máu, tăng tốc độ lắng máu.

Các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa tác dụng phụ

Liệu trình điều trị với isotretinoin thường kéo dài 4 – 5 tháng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều biến cố không mong muốn với bệnh nhân. Cần tuân thủ thời gian tái khám để theo dõi đáp ứng cũng như theo dõi một số chỉ số lipid máu, chức năng gan và thận để ngăn ngừa những vấn đề tiềm ẩn. 

Trước khi bắt đầu điều trị

Nếu bạn được Bác sĩ chỉ định isotretinoin, Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn trước khi bắt đầu điều trị.

  • Cần báo với Bác sĩ nếu dị ứng hoặc sử dụng các thuốc liên quan đến vitamin A (ví dụ tretinoin) và không dùng vitamin A hoặc hạn chế sử dụng thực phẩm giàu vitamin A (cà rốt, gan động vật, khoai lang, bông cải xanh) trừ khi có chỉ dẫn khác của Bác sĩ vì có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

  • Khi đang điều trị với isotretinoin người bị mụn không sử dụng đồng thời kháng sinh tetracyclin, doxycyclin, minocyclin vì có nguy cơ làm tăng áp lực nội sọ.

Để được điều trị với isotretinoin, bạn có thể phải làm các xét nghiệm khi Bác sĩ yêu cầu. Xét nghiệm máu trước khi điều trị và một lần mỗi tháng cho đến tháng thứ 4 của quá trình và sau 1 tháng hoàn tất điều trị. Nếu các chỉ số sinh hóa bất thường cần được xử trí với isotretinoin như sau:

  • Nếu giá trị triglycerides (TG): > 500 mg/dL cần giảm liều isotretinoin và cân nhắc sử dụng thuốc hạ lipid máu (fibrat, statin hoặc niacin) cũng như theo dõi lipid thường xuyên hơn. Nếu bệnh nhân có chỉ số TG vượt > 800 – 1000 mg/dL có thể gây viêm tụy, cân nhắc ngừng sử dụng isotretinoin cho đến khi kiểm soát được lipid.

  • Nếu giá trị transaminase (AST, ALT) bất thường tăng 2 – 3 lần so với giá trị bình thường (GTBT) cần giảm liều và kiểm tra lại sau 2 tuần, hoặc có thể ngừng isotretinoin nếu không cải thiện. Đặc biệt phải ngừng điều trị ngay lập tức khi transaminase tăng hơn 3 lần so với GTBT.


Trong quá trình điều trị

Phần lớn phương pháp trị liệu bằng thuốc nào cũng đòi hỏi sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân để đạt được hiệu quả và an toàn sử dụng thuốc. Cần tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ khi sử dụng isotretinoin và không được chỉnh liều lượng hoặc thay đổi cách sử dụng mà không có sự chỉ dẫn của Bác sĩ. Lối sống và chế độ ăn cũng ảnh hưởng lớn đến những tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải. Chế độ ăn giàu chất béo tốt như omega – 3 (cá hồi, quả óc chó…) giúp hạn chế phản ứng viêm của cơ thể trong những tình trạng mụn nặng. Đồng thời cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây. 

Sau quá trình điều trị

Không nên hiến máu hoặc truyền máu trong thời gian dùng thuốc và sau khi dùng thuốc tối thiểu 1 tháng. Điều này nhằm ngăn ngừa bệnh nhân mang thai nhận máu có chứa thuốc.

Một số người bệnh phải dùng isotretinoin nhiều lần. Nếu cần dùng lại isotretinoin, có thể bắt đầu dùng lại từ 8 đến 10 tuần sau kết thúc đợt điều trị đầu tiên.

Tóm lại, để ngăn ngừa các tác dụng phụ của isotretinoin, bạn cần được trang bị kiến thức về chống nắng, dưỡng ẩm, bảo vệ da cũng như tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Xét nghiệm máu là cần thiết đối với tất cả bệnh nhân dùng isotretinoin để theo dõi những bất thường liên quan đến rối loạn gan mật và chuyển hóa lipid. Việc sàng lọc theo dõi các thay đổi tâm trạng, rối loạn tâm thần và thay đổi thị giác nên được thực hiện trước và trong quá trình trị liệu.

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

  • Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hotline: 07 0838 0878.


0 lượt xem0 bình luận
  • Black Facebook Icon
  • Black YouTube Icon
  • Black Pinterest Icon
  • Black Instagram Icon
bottom of page